Info Travel Trekking

Top 5 lễ hội đặc sắc nhất định phải tham gia khi đi du lịch Lào

Không chỉ được biết đến với danh xưng “đất nước Triệu Voi”, mà Lào còn được mệnh danh là xứ sở lễ hội, khi chúng được diễn ra ở tất cả các tháng trong năm. Lễ hội Lào được tổ chức dựa vào đức tin Phật giáo và văn hóa đời sống gắn liền với nền nông nghiệp lâu đời. Hãy cùng Info Trekking tìm hiểu về 5 lễ hội đặc sắc nhất định phải tham gia khi đi du lịch Lào nhé!

1. Lễ hội That Luang

Nếu là một tín đồ Phật giáo, bạn không thể không biết đến “That Luang” – một trong những đại lễ không thể thiếu khi nói về các lễ hội lớn và đặc sắc nhất ở Lào. That Luang không chỉ là lễ hội thông thường, mà nó quan trọng đến mức được xem là quốc lễ ở Lào.

Lễ hội That Luang được tổ chức thường niên vào tháng 12 theo Phật lịch ( tháng 11 dương lịch ). Đến dịp này, người dân Lào và khách du lịch sẽ đổ dồn về chùa Pha That Luang của thủ đô Viêng Chăn để tham dự.

Thông thường, lễ hội sẽ kéo dài gần 1 tuần. Trong đó có lễ rước Phạ Sạt Phơng và Tak Bat được xem là đặc sắc nhất. Bởi nó mang ý nghĩa cầu an cầu phúc và hy vọng về một cuộc sống sung túc hơn.

Lễ hội That Luang nhất định phải tham gia khi đi du lịch Lào

Về dự lễ hội That Luang, khách du lịch Lào ngoài việc thực hành các nghi thức tôn giáo, dâng lễ lên Đức Phật để tỏ lòng thành kính. Còn được thưởng thức các món ăn truyền thống, tham dự nhiều hoạt động giao lưu văn hóa – văn nghệ, mua các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được chế tác tinh xảo…

  • Lễ rước Phạ Sạt Phơng 

Nghi lễ này được diễn ra tại ngôi chùa Mẹ Si Muang, ngôi chùa được ca tụng rằng linh thiêng nhất đất nước Triệu Voi. Lễ sẽ được chuẩn bị cực kỳ hoành tráng và quy mô vào chiều 13/12 ( Phật lịch ) và kết thúc tại bảo tháp That Luang vào sáng hôm sau.

Du khách tham gia lễ hội sẽ trang trí kiệu tháp của mình cùng đoàn rước kiệu đi từ chùa Mẹ Si Muang về phía tháp That Luang. Sau khi tới đây, người dân sẽ đi 3 vòng quanh tháp và dừng lại ở hậu sảnh để dâng lễ.

  • Lễ Tak Bat

Được diễn ra sau lễ Phạ Sạt Phơng, với nghi lễ này người dân sẽ dâng lễ lên các vị sư từ khắp nơi đổ về Viêng Chăn với mong muốn tích đức và cầu an. Và vào tối ngày 15/12 ( Phật lịch ) người ta sẽ tổ chức nghi lễ rước nến để tỏ lòng thành kính đến Đức Phật. 

Người tham dự sẽ cầm nến đi vòng quanh thảm cỏ trong khuôn viên bảo tháp 3 lần theo chiều kim đồng hồ, với quan niệm cứ 1 vòng sẽ thọ thêm 30 tuổi.

2. Lễ hội té nước Bunpimay

Lễ hội té nước được xem là Tết ở Lào, người dân Lào gọi lễ hội này bằng cái tên “Bunpimay”. Bun ở đây được hiểu là làm phước, làm phước để được phước. Lễ hội sẽ được diễn ra trong 3 ngày 13 – 15/4 hàng năm theo Phật lịch. 

Vào dịp lễ, người Lào sẽ tập trung tại chùa để thực hiện lễ cúng Phật, cầu nguyện và nghe bài giảng của sư. Việc lên chùa vào đầu năm mới không chỉ là để tìm sự an lành và may mắn cho cả năm. Mà còn để tham gia vào lễ rước tượng Phật, một nghi lễ trang nghiêm diễn ra trong suốt 3 ngày.

Lễ hội té nước Bunpimay

Trong lễ rước Phật, nước thơm được dâng lên để tắm Phật. Sau đó được hứng lại và mang về nhà như một phước lành. Hoạt động này không chỉ là nét đẹp tôn giáo mà còn là dịp du khách được hòa mình vào không khí linh thiêng và hiểu rõ hơn về văn hóa Lào.

Đúng như tên gọi của lễ hội, người dân nơi đây sẽ té nước vào nhau như một lời chúc năm mới vạn sự an lành. Cuối lễ, ai ướt nhiều hơn sẽ hạnh phúc hơn. Sau lễ té nước là hàng loạt các phong tục đặc trưng của Tết Lào được diễn ra như xây tháp cát, hái hoa tươi, phóng sinh, ăn lạp và buộc chỉ vào cổ tay.

Nếu du lịch Lào trong dịp lễ hội này, bạn hãy sẵn sàng đón nhận những lời chúc bằng nước và chuẩn bị tâm lý để bị ướt từ đầu đến chân, kể cả đang lái xe hay đi bộ. Cách tốt nhất là hãy hòa mình vào dòng người với các dụng cụ đựng nước và bọc thật kĩ các thiết bị điện tử để tránh bị ướt.

 3. Lễ hội ánh sáng Awk Phansa

Vào ngày 15/11 âm lịch, người dân Lào tổ chức lễ hội ánh sáng Awk Phansa để đánh dấu sự kết thúc của mùa chay Phật giáo hay được gọi là Khao Phansa. Theo truyền thống, Khao Phansa diễn ra vào rằm tháng 8 và kéo dài trong 3 tháng mùa mưa, là thời gian dành cho tu tập và chiêm nghiệm của các tín đồ Phật tử. 

Vào ngày này, thị trấn trở nên sống động và nhộn nhịp hơn với lễ hội cùng tiếng trống, tiếng ca hát và các gian hàng bán thực phẩm. Lễ hội đua thuyền thường diễn ra từ sáng đến giữa chiều.

Lễ hội ánh sáng Awk Phansa

Trong thời gian diễn ra lễ hội, hàng nghìn ngọn nến được thắp sáng khắp mọi nơi. Từ đường phố, nhà cửa cho tới đền chùa. Ngoài ra, lễ hội còn mang đến những hoạt động đặc sắc như đua thuyền thu hút đông đảo người dân địa phương và khách du lịch tham gia, cổ vũ.

Vào buổi tối của ngày Awk Phansa, nhiều người sẽ tới bờ sông MeKong để ngóng chờ những quả cầu lửa màu đỏ do con rồng nước huyền thoại sống dưới lòng sông bắn lên để kỷ niệm ngày lễ. Dù đây chỉ là một câu chuyện được truyền qua nhiều đời nhưng nhiều người vẫn tin vào nó và tới bờ sông để mong nhìn thấy những quả cầu lửa.

Lễ hội Awk Phansa là dịp để người dân Lào thưởng thức các món ăn truyền thống, đặc biệt là các món ăn chay. Hơn thế, còn có nhiều buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống được tổ chức tại lễ hội, như múa Apsara, hát dân ca Lào.

4. Lễ hội đua thuyền Buon Suang Heua 

Một trong năm lễ hội đặc sắc nhất định bạn phải tham gia khi đi du lịch Lào. Lễ hội đua thuyền thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia, cổ vũ. Diễn ra trên dòng sông Mekong vào tháng kết thúc lễ mãn chay thường được tổ chức vào ngày rằm tháng 11 hàng năm theo Phật lịch Lào. 

Lễ hội gồm 3 hoạt động chính:

  • Hành lễ: bao gồm cúng thực và rước nến xung quanh chùa
  • Thả thuyền đèn: một hoạt động quan trọng và sôi động không thể thiếu trong lễ hội. Đêm trước ngày hội đua thuyền, mọi người sẽ tập trung tại bờ sông Mekong để thả đèn và thuyền xuống sông. Với hy vọng mang lại hạnh phúc và những điều tốt lành
  • Đua thuyền: thông thường sẽ có 23 đội tham gia thi đấu với các loại thuyền 12 tay chèo và 55 tay chèo. Những tay chèo của các đội góp mặt tại giải đua thuyền mang đến cho người xem những màn đua rất hấp dẫn trong mắt khách du lịch Lào.
Lễ hội đua thuyền đặc sắc

Lễ hội đua thuyền Buon Suang Heua của Lào không chỉ là một sự kiện giải trí mà còn là khởi đầu cho những hoạt động vui chơi, hiếu hỷ, làm nhà. Lễ hội còn có ý nghĩa là biểu tượng cho sự đoàn kết, văn minh và công bằng của người dân Lào.  

5. Lễ hội tên lửa Buon Bang Fai

Lễ hội tên lửa Buon Bang Fai được tổ chức vào mùa khô tháng 5 hàng năm. Được xem là một trong những nghi lễ cầu mưa quan trọng và diễn ra trên khắp cả nước. Người dân sẽ quy tụ lại và bắn những quả tên lửa khổng lồ tự chế lên trời, với hy vọng cầu mưa cho vụ mùa gieo trồng mới được tốt tươi, bội thu.

Không những thế, lễ hội này đặc sắc và thu hút đông đảo khách du lịch Lào đến tham gia, hòa mình vào không khí lễ hội náo nhiệt, bởi một phần từ các tiết mục trình diễn đặc sắc. Trong đó phải kể đến điệu nhảy diễu hành cùng xe hoa Bang Fai trang hoàng, lộng lẫy.

Lễ hội tên lửa Boun Bang Fai

Ngoài ra, khi đi du lịch Lào vào dịp này, bạn còn được tham gia nhiều trò chơi dân gian được tổ chức tại lễ hội, như bắn cung, bắn ná,…

Lời kết

Lào không chỉ là một đất nước với nhiều địa danh nổi tiếng, người dân thân thiện hiếu khách. Mà còn là nơi gây ấn tượng lớn trong lòng du khách với các lễ hội đặc sắc được diễn ra quanh năm. Hy vọng, 5 lễ hội đặc sắc được Info Trekking gợi ý sẽ giúp bạn có chuyến du lịch Lào thật nhiều ý nghĩa.   

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *