Info Travel Trekking

Khám phá những lễ hội độc đáo nhất hành tinh tại Ladakh Ấn Độ

Vùng đất Ladakh, được mệnh danh là “Little Tibet”, không chỉ nổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ, mà còn hấp dẫn du khách bởi những lễ hội văn hóa truyền thống đầy màu sắc. Trong không gian lễ hội, hình ảnh thường đọng lại trong tâm trí du khách là những chiếc mặt nạ khổng lồ rực rỡ, những bộ trang phục truyền thống lộng lẫy của người Ladakhi, và cả sự hân hoan, náo nhiệt trên gương mặt mỗi người tham gia. Cùng Info Trekking khám phá ngay những lễ hội độc đáo nhất hành tinh tại Ladakh Ấn Độ trong bài viết này nhé!

1. Lễ hội độc đáo nhất hành tinh tại Ladakh Ấn Độ 

Lễ hội Hemis

Lễ hội Hemis là một trong những lễ hội Phật giáo lớn nhất và quan trọng nhất ở Ladakh, Ấn Độ. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 10 của tháng âm lịch Tây Tạng, tức là vào tháng 6 hoặc tháng 7 dương lịch. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ ngày sinh của Guru Padmasambhava, người được cho là đã sáng lập ra Phật giáo Mật tông ở Tây Tạng.

Lễ hội thường kéo dài hai ngày, bắt đầu vào sáng sớm và kết thúc vào chiều tối. Trong hai ngày này, người dân địa phương và du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về tu viện Hemis – tu viện Phật giáo lớn nhất ở Ladakh, để tham dự lễ hội.

Đây cũng là dịp để người dân địa phương và du khách cùng nhau hòa mình vào văn hóa và truyền thống của Ladakh. Trong lễ hội, người dân địa phương và các nhà sư mặc trang phục truyền thống, trong đó nam giới đội mũ bảo hộ và phụ nữ đội mũ tai bèo rực rỡ và nhiều đồ trang sức phong phú.

Điểm nhấn của lễ hội Hemis là các điệu múa mặt nạ thần bí được biểu diễn bởi các Lạt ma. Các điệu múa này được gọi là Chaam và là một phần quan trọng của truyền thống Mật tông. Các điệu múa Chaam thường mô tả các câu chuyện Phật giáo, bao gồm cả câu chuyện về cuộc đời của Guru Padmasambhava.

Điệu múa Chaam được biểu diễn theo nhịp điệu của các nhạc cụ truyền thống như trống, long não và chũm chọe. Sự đồng bộ của điệu múa cùng với nhạc cụ truyền thống tạo nên khung cảnh vô cùng sôi động.

Lễ hội Hemis độc đáo nhất tại Ladakh Ấn Ddộ

Thời gian: Lễ hội kéo dài 3 ngày được tổ chức vào cuối tháng 6 đầu tháng 7

Địa điểm: Tu viện Hemis Gompa 

Lễ hội Ladakh

Lễ hội Ladakh là một lễ hội quy mô lớn, diễn ra vào khoảng tháng 7 hàng năm. Nguồn gốc lễ hội có sự giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau của Trung Á, Tây Tạng và miền Bắc Ấn Độ. Đây là dịp để người dân địa phương thể hiện sự nhiệt thành của họ đối với văn hóa và tinh hoa thể thao của vùng đất này.

Đoàn diễu hành chính là điểm nhấn của lễ hội Ladakh. Đoàn bao gồm các nhà lãnh đạo địa phương, học sinh trường học, các vũ công và các nghệ sĩ biểu diễn. 

Họ mặc những trang phục truyền thống rực rỡ và diễu hành qua các con đường của thành phố Leh. Các vũ công biểu diễn các điệu nhảy truyền thống của Ladakh, mang đến cho du khách cái nhìn sâu sắc về văn hóa của vùng đất này.

Bên cạnh đoàn diễu hành, lễ hội Ladakh còn có các cuộc thi bắn cung và polo.

Lễ hội Ladakh sôi động

Thời gian: Kéo dài 15 ngày từ ngày 1/9 – 15/9

Địa điểm: thị trấn Leh và khu vực xung quanh thị trấn

Lễ hội Saka Dawa

Lễ hội Saka Dawa là một trong những lễ hội Phật giáo quan trọng nhất ở Ladakh, Ấn Độ. Lễ hội được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng thứ tư trong lịch Tây Tạng, tức là vào tháng Sáu. Ngày này được cho là ngày Đức Phật Thích Ca đản sinh, giác ngộ và nhập niết bàn.

Vào ngày lễ, các Lạt ma của các tu viện gần đó thay đổi cột cờ Tarboche, nằm ở phía Nam của ngọn núi Kailash Kora. Cột cờ này được coi là biểu tượng của sự bảo vệ và an lành cho người dân Ladakh. Người ta tin rằng nếu sau khi thay đổi cột cờ mà nó không đứng thẳng thì đó không phải là điềm lành của người Tây Tạng.

Người dân Ladakh cũng hạn chế làm những việc nhất định trong lễ hội này như giết động vật, thay vào đó, họ thả rông chúng trong ngày. Họ tin rằng hành động này sẽ giúp mang lại may mắn và sự thịnh vượng cho bản thân và gia đình.

Trong lễ hội Saka Dawa, người dân Ladakh cũng tuân theo các thực hành Phật pháp như trì tụng thần chú, thực hiện các nghi lễ, cúng dường mandala, thọ giới và cứu độ động vật. Những thực hành này được cho là giúp họ tích lũy công đức và đạt được giác ngộ.

Không khí lễ hội Saka Dawa

Thời gian: Tổ chức vào tháng thứ Tư lịch Tây Tạng,vào một đêm trăng tròn

Địa điểm: Khắp Ladakh

Lễ hội Matho Nagrang

Lễ hội được tổ chức vào tháng 10 hàng năm, kéo dài trong khoảng 10 ngày. Trong lễ hội, các nhà sư của tu viện sẽ biểu diễn các điệu múa mặt nạ truyền thống. Nhằm tái hiện các câu chuyện thần thoại và lịch sử của Phật giáo Tây Tạng. Các điệu múa này được thực hiện với sự phối hợp nhịp nhàng của âm nhạc, ngôn ngữ cơ thể và trang phục truyền thống.

Điểm nhấn chính của lễ hội là sự xuất hiện của hai vị thiền sư. Hai vị thiền sư này đã trải qua một tháng trong cô độc và thiền định sâu, và được cho là có khả năng dự đoán tương lai. Trong lễ hội, hai vị thiền sư sẽ xuất hiện cùng với các vũ công đeo mặt nạ. Sau đó sẽ đưa ra lời khuyên cho người dân về các nghi lễ cần được thực hiện để tránh tai họa.

Thời gian: kéo dài 2 ngày vào ngày 15 của tháng đầu tiên theo lịch Tây Tạng.

Địa điểm: Tu viện Matho Nagrang nằm trên bờ sông Indus cách Leh khoảng 20 km về phía Nam.

Các nhà sư biểu diễn các điệu múa mặt nạ truyền thống

Lễ hội Sindhu Darshan

Lễ hội Sindhu Darshan được tổ chức hàng năm tại Leh vào ngày trăng tròn của tháng 6. Lễ hội này nhằm mục đích tôn vinh dòng sông Sindhu lâu đời và quan trọng của Ấn Độ.

Lễ hội kéo dài ba ngày, bắt đầu với một cuộc diễu hành của các nghệ sĩ địa phương từ khắp nơi trên đất nước. Các nghệ sĩ biểu diễn các tiết mục múa, âm nhạc và kịch nghệ truyền thống của họ. Đây là một cơ hội tuyệt vời để thưởng thức các nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ.

Một trong những hoạt động nổi bật nhất của lễ hội là nghi thức mang nước. Người dân từ khắp Ấn Độ mang nước từ các con sông và hồ của bang họ đến Shey, thị trấn gần nhất với sông Sindhu. Họ đổ nước này vào sông Sindhu như một cách để tưởng nhớ nền văn minh lưu vực sông Ấn, một trong những nền văn minh cổ đại lớn nhất thế giới.

Vào ngày thứ hai của lễ hội, 50 vị Lạt ma cấp cao cử hành các nghi lễ cầu nguyện tại bờ sông Sindhu. Các nghi lễ này cầu nguyện cho hòa bình, thịnh vượng và sự đoàn kết cho Ấn Độ.

Vào đêm cuối cùng của lễ hội, một buổi lễ đốt lửa trại được tổ chức. Đây là một dịp để mọi người tụ tập bên nhau và chia sẻ niềm vui trong lễ hội.

Nghi lễ này cầu nguyện cho hòa bình, thịnh vượng và sự đoàn kết cho Ấn Độ.

Thời gian: Kéo dài 3 ngày, từ ngày 1/6 – 3/6 hàng năm

Địa điểm: Dọc bờ sông Ấn

Lễ hội Stok Guru

Lễ hội Stok Guru được tổ chức vào ngày 9 và 10 của tháng đầu tiên theo lịch Tây Tạng, thường là vào tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch.

Stok Guru cũng là dịp để người dân Ladakh thể hiện niềm tin và lòng nhiệt thành của họ đối với Phật giáo. Trong lễ hội, các nhà sư từ tu viện Spituk biểu diễn các điệu múa đeo mặt nạ linh thiêng. Các điệu múa này kể về các câu chuyện từ kinh Phật và truyền thuyết Tây Tạng.

Điểm nổi bật của lễ hội Stok Guru là sự xuất hiện của các vị thần. Các vị thần này là những giáo dân được các thầy tu đào tạo để nhận được linh hồn của các vị thần. Những lời tiên đoán của các vị thần này được người dân địa phương tin tưởng rất nhiều.

Điệu múa cuarb lễ hội kể về các câu chuyện từ kinh Phật và truyền thuyết Tây Tạng

Thời gian: ngày 9 và 10 của tháng 1 Âm lịch Tây Tạng hàng năm

Địa điểm: Tại tu viện Gurphug, cách Leh khoảng 20 km về phía Nam

Lễ hội Dosmochey

Lễ hội Dosmochey được tổ chức vào tháng 2 hàng năm tại các tu viện ở Ladakh. Đặc biệt là ở Leh, Deskit và Lamayuru. Lễ hội này có ý nghĩa cầu chúc cho một năm mới bình an, hạnh phúc, và xua đuổi tà ma, bệnh tật.

Vào ngày đầu tiên của lễ hội, các nhà sư từ các tu viện khác nhau biểu diễn các điệu múa mặt nạ truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa của người Ladakhi. Những điệu múa này thường kể về các câu chuyện thần thoại, lịch sử, hoặc các giáo lý Phật giáo.

Sau các điệu múa mặt nạ, là nghi lễ cúng bánh (Chotpa) cho các vị Phật và đoàn tùy tùng của họ. Lễ cúng được diễn ra với mong muốn cầu chúc cho các vị thần linh phù hộ cho người dân Ladakhi.

Vào ngày thứ hai của lễ hội, các tu sĩ của tu viện Takthok sẽ chuẩn bị một hình nộm (dho) để bẫy các linh hồn ma quỷ. Hình nộm này thường được làm bằng gỗ, được trang trí bằng những sợi chỉ rực rỡ. Ngoài ra, các tu sĩ cũng dựng lên một công trình xây dựng bằng gỗ cao, được gọi là Dosmo.

Buổi tối cùng ngày, cả hình nộm và Dosmo đều được đốt theo nghi thức để xua đuổi những điểm gỡ Lửa cháy tượng trưng cho sự chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối, của thiện trước ác.

Điệu múa Dosmochey thường kể về các câu chuyện thần thoại, lịch sử, hoặc các giáo lý Phật giáo

Thời gian: Ngày 28 và 29 tháng 12 theo lịch Tây Tạng

Địa điểm: Tu viện Likir và Tu viện Diskit

2. Lời kết

Bạn đã sẵn sàng hòa mình vào các lễ hội độc đáo nhất hành tinh tại Ladakh Ấn Độ chưa? Thật uổng phí làm sao nếu như hành trình của bạn thiếu đi những tấm ảnh vi vu tới vùng đất “tiểu Tây Tạng”. Để hoàn thiện bộ sưu tập đáng nhớ đó, hãy tham khảo ngay lịch trình du lịch Ladakh Ấn Độ ngay nhé. Chỉ cần một cuộc gọi của bạn đến số hotline bên dưới đây sẽ tạo ra một chuyến du lịch đáng nhớ nhất đó!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *