Info Travel Trekking

Điểm danh 5 lễ hội đặc sắc tại Campuchia

Bất kỳ ai yêu thích văn hóa và lịch sử đều không thể bỏ qua cơ hội khám phá những lễ hội đặc sắc tại Campuchia, một quốc gia nổi tiếng với những nét văn hóa đa dạng và phong phú. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá top 5 lễ hội đặc sắc tại Campuchia mà du khách nhất định phải tham gia để hiểu rõ hơn về văn hoá xứ Chùa Tháp. Hãy cùng nhau bắt đầu cuộc phiêu lưu qua những ngày hội rực rỡ và ý nghĩa của Campuchia!

1. Điểm danh 5 lễ hội đặc sắc tại Campuchia

Lễ hội Meak Bochea

Lễ hội Meak Bochea được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng 3 âm lịch hàng năm (theo lịch Campuchia). Nếu tính theo dương lịch sẽ rơi vào khoảng tháng 2. 

Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh Đức Phật và những giáo pháp của ngài, hàng năm cứ đến hẹn lại lên, những tín đồ Phật Giáo trên khắp đất nước lại có dịp tề tựu trong ngày lễ lớn đặc biệt này.

Lễ hội Meak Bochea được tổ chức dựa theo sự kiện truyền thuyết, huyền thoại mà người dân Campuchia vẫn truyền tai nhau “Theo thần thoại, Meak Bochea là ngày Đức Phật tiên đoán và thông báo về ngày mà Ngài sẽ đạt được sự giác ngộ và nhập niết bàn”.

Bởi vậy lễ hội Meak Bochea được coi là một ngày lễ quan trọng của người dân Campuchia, tuy nó không được tổ chức rộng rãi như lễ hội Phật Đản, nhưng cũng là ngày mà các tín đồ Phật Giáo coi trọng và ngày mà họ tề tựu cùng thực hiện lý tưởng giác ngộ.

Lễ hội Meak Bochea diễn ra vào khoảng tháng 2

Ngoài việc tham gia các hoạt động cầu nguyện, du khách có dịp chiêm ngưỡng những di tích lịch sử kiến ​​trúc và giao lưu với cư dân địa phương để hiểu rõ hơn về văn hóa và ý nghĩa của Lễ hội Meak Bochea. 

Chắc chắn rằng, việc được sống trong không khí linh thiêng này sẽ là một trải nghiệm khó quên cho bất kỳ ai yêu thích khám phá và hiểu sâu hơn về văn hóa Campuchia.

Tết Chôl Chnăm Thmây

Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây là lễ hội mừng Năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. “Chôl” nghĩa là “Vào” và “Chnăm Thmây” là “Năm mới.” Tết Năm mới Chôl Chnăm Thmây là lễ hội lớn nhất và mang tính tổng hợp nhất của đồng bào Khmer. Chất nông nghiệp thấm đẫm trong niềm tin Phật giáo và Bàlamôn giáo. 

Tết Chôl Chnăm Thmây là một trong những lễ tết mang đậm màu sắc văn hóa điển hình của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cũng là của các cư dân nông nghiệp trồng lúa điển hình ở Đông Nam Á, trong đó đồng bào Khmer Nam bộ có một hệ thống lễ hội gắn chặt với vòng đời cây lúa.

Tết Chôl Chnăm Thmây cổ truyền của Campuchia

Ngày Đức Phật Vesaka Bochea

Sau lễ hội Meak Bochea sẽ là ngày Đức Phật được diễn ra vào ngày 17/3 đây là ngày tưởng niệm 3 cột mốc quan trọng của Đức Phật: sinh ra, giác ngộ và trở về cõi niết bàn. 

Theo quan niệm của người dân thì các Phật Tử những ngày này sẽ đến chùa dâng lễ, tặng thực phẩm, quần áo, đồ dùng sinh hoạt cho những vị sư ở trong chùa.

Đối với du khách, trải nghiệm Ngày Đức Phật ở Campuchia mang lại cơ hội hiếm có để chiêm bái văn hoá tâm linh nơi đây. Không chỉ ngắm nhìn những di tích kiến trúc uy nghi của các chùa chiền bát ngát hoa sen lung linh.

Mà du khách còn có dịp chứng kiến sự kính trọng và lòng thành kính cao quý của người dân đối với Đức Phật

Ngày Đức Phật là ngày tưởng niệm 3 cột mốc quan trọng của Đức Phật: sinh ra, giác ngộ và trở về cõi niết bàn. 

Lễ cầm cày Hoàng Gia

Preah Neanng Korl (gọi theo tiếng Việt là “Lễ hội cầm cày” hay “Lễ hội lấy ruộng”) là  một trong những lễ hội mang đầy ý nghĩa về mặt tín ngưỡng của thần dân Khmer. Ngày lễ cầm cày Hoàng Gia là một nghi lễ tôn giáo đánh dấu sự khởi đầu mùa trồng lúa tại Campuchia. Vào ngày này, lễ hội sẽ được hoàng gia Campuchia khởi xướng 

Nhà Vua sẽ cày trên một cánh đồng tại Phnom Penh với những con bò thiêng, sau đó họ dự đoán vụ mùa tiếp theo dựa vào loại thức ăn mà con bò đó lựa chọn.

Lễ hội cầm cày Hoàng Gia được tổ chức vào ngày thứ 4 của tháng 6 âm lịch, tính theo lịch Khmer cổ và địa điểm diễn ra cũng nằm gần Cung điện hoàng gia Campuchia.

Nghi lễ đánh dấu sự khởi đầu mùa trồng lúa tại Campuchia

Lễ hội nước Bon Om Touk

Lễ hội nước Bon Om Touk ở Campuchia diễn ra mỗi năm một lần vào ngày trăng tròn trong tháng Phật giáo Kadeuk thường là tháng 11. Các lễ hội nhỏ diễn ra ở khắp Campuchia, sự kiện chính là lễ hội đua thuyền lại được tổ chức tại thủ đô Phnom Penh với sự tham gia của hơn 400 thuyền đua. 

Đông đảo người dân tập trung bên bờ sông cổ vũ cho những đội thuyền yêu thích, sự kiện diễn ra dưới sự chứng kiến của Quốc vương Norodom Sihamoni. Sau khi cuộc đua kết thúc, người dân có thể tạt vào các quầy hàng để thưởng thức những món truyền thống, tham gia các buổi trình diễn âm nhạc miễn phí hay…

Lễ hội đua thuyền sôi động

Khi màn đêm buông xuống, người dân lại đổ về bờ sông để theo dõi màn trình diễn thuyền đăng dưới ánh trăng mờ ảo. Kết thúc một ngày lễ hội là màn pháo hoa rực rỡ.

Không chỉ dừng lại ở cuộc đua thuyền, các lễ kỷ niệm đặc biệt cũng được tổ chức trong lễ hội nước để người dân bày tỏ lòng thành kính với thần đất và thần sông.

2. Khám phá lễ hội Campuchia cùng Info Trekking

Nếu bạn muốn có một chuyến du lịch Campuchia trọn vẹn và thảnh thơi mà không cần đắn đo sắp xếp các địa điểm, đặt vé xe, vé tàu hay ty tỷ những vấn đề khác. Thì hãy tham gia ngay tour du lịch Campuchia cùng Info Trekking nhé. 

Chúng mình cung cấp các gói tour đa dạng và dịch vụ trọn gói để đưa bạn khám phá tất tần tật các lễ hội đặc sắc tại Campuchia và tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ. 

Với dịch vụ chuyên nghiệp, tận tụy và đội ngũ hướng dẫn viên dày dặn kinh nghiệm, chắc chắn sẽ giúp bạn luôn vui vẻ trong hành trình khám phá vẻ đẹp của Campuchia.

3. Lời kết

Ngay bây giờ hãy nhấc máy gọi ngay cho Info Trekking để chúng mình có cơ hội đưa bạn khám phá những nét văn hóa đặc sắc tại Campuchia  thông qua các lễ hội và mang lại cho bạn những trải nghiệm đáng nhớ trong hành trình này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *